Phân Biệt Sùi Mào Gà Ở Miệng Và Bệnh Nhiệt Miệng
Sùi mào gà một căn bệnh phổ biến chiếm tỷ lệ cao (75%) trong số các bệnh xã hội. Bệnh không chỉ xuất hiện ở cơ quan sinh dục mà còn có mặt ở miệng, hậu môn, mắt,…Đáng nói là thể bệnh ở miệng thường bị nhầm lẫn với một căn bệnh thông thường khác: nhiệt miệng.
Bài viết liên quan
Sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng là hai bệnh xảy ra ở vị trí là miệng, những biểu hiện của bệnh cũng tương tự như nhau nên có nhiều người lầm tưởng, lo lắng sợ hãi. Để giúp chúng ta chủ động tìm hiểu phân biệt sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng, từ đó có những định hướng, chuẩn bị tâm lý cho điều trị sùi mào gà ở miệng tốt nhất và an toàn nhất cho người bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phân biệt sùi mào gà và nhiệt miệng chúng ta có thể dựa vào các thông tin như bệnh lý, nguyên nhân, biểu hiện, khả năng lây nhiễm, tác hại.
1. Phân biệt qua bệnh lý
Nhiệt miệng là một bệnh chỉ tình trạng nóng trong, xảy ra ở miệng gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Còn bệnh Sùi mào gà là một bệnh xã hội, chiếm tỷ lệ cao trong số các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như bộ phận sinh dục nam nữ, hậu môn và thậm chí là cả ở miệng.
Ở giai đoạn đầu, rất khó có thể phân biệt bệnh mào gà với bệnh nhiệt miệng, do đó nếu có tình trạng lạ hãy đi thăm khám để được chuẩn đoán chính xác bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
2. Phân biệt dựa vào nguyên nhân bệnh
Sùi mào gà: bệnh xảy ra do lây nhiễm virus HPV ( Human Papilloma Virus ). Thường gặp ở cả nam lẫn nữ đang ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là lứa tuổi sinh nở. Người bệnh lây bệnh sùi mà gà ở miệng do tiếp xúc với virus hay các dịch chứa virus tiết ra từ vết thương của sùi mào gà thông qua quan hệ bằng miệng ( oral sex ), hôn hoặc dùng chung bàn chải, khăn mặt, cốc chén với người bệnh, hoặc cũng có thể do bản thân bị bệnh ở một vị trí khác nhưng do vệ sinh không sạch sẽ khiến bệnh lan đến vùng miệng.
Hình 1: Virus HPV
Nhiệt miệng: Hay còn gọi là bệnh apthous. Là một dạng loét trong khoan miệng do sự mất cân bằng dinh dưỡng hoặc do xây xát. Bệnh có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như vitamin B12, acid folic, sắt, …
Cơ chế gây bệnh do thiếu dinh dưỡng đến nay chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, các xây xát cơ học như dùng bàn chải quá cứng gây tổn thương khoang miệng, dị ứng thức ăn, phản ứng kháng nguyên – kháng thể trong xoang miệng, giảm cân đột ngột, cắn phải má, lưỡi,…cũng góp phần khiến bệnh dễ xảy ra.
3. Phân biệt dựa vào biểu hiện bệnh
Sùi mào gà:
- Sùi mào gà ủ bệnh từ 2 – 9 tháng thì sẽ phát bệnh. Trong thời gian này, virus đã xâm nhập vào cơ thể và gây nên những tổn thương tế bào nhưng mắt thường không nhìn thấy được.
- Sau thời kỳ ủ bệnh, những triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Ban đầu, các u nhú mọc lên lởm chởm, mềm, rải rác như những mụn cơm, mụn cóc, kích thước 1 đến 2 mm. Các u nhú có nhiều màu trắng, hồng, đỏ, đỏ nâu tuỳ theo “độ già” của u nhú. Các u nhú này không gây đau, chỉ gây ngứa nhẹ, khi tác động mạnh có thể bong ra làm chảy máu và mủ hôi tanh.
- Thời ký tiếp theo, các u nhú phát triển lớn hơn và gây đau nhức cho người bệnh. Kích thước u nhú từ 2 đến 5 cm, khi sờ thấ y sần sùi, nhám và có thấy chân đế nhỏ. Sau đó, u nhú cứng lại và hình dạng như mào gà hay bông súp lơ. Nơi miệng có mùi hôi tanh nhưng không giống mùi hôi miệng. Các nốt sùi rất dễ bong làm chảy máu.
- Thời kỳ kết thúc, các nốt sùi ở miệng khô lại và bong ra, phần da và niêm mạc trở lại bình thường như trước. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát và nặng hơn lần nguyên phát nếu không điều trị kịp thời.
Hình 2: Sùi mào gà ở miệng
Nhiệt miệng:
- Ban đầu, bệnh nhân sẽ thấy niêm mạc miệng mỏng hơn và nóng rát.
- Sau đó ở vị trí nhiệt miệng có một nốt trắng gồ lên, nhỏ và gây đau.
- Sau vài ngày, những nốt trắng lớn và trở thành bọng nước căng bóng, dễ vỡ.
- Các bọng nước vỡ ra tạo thành vết loét trắng, trông như cái hố, có bờ rõ rệt và có viền màu đỏ tươi.
- Vết loét gây cảm giác đau rát khó chịu, cản trở người bệnh giao tiếp và ăn uống.
- Sau 10 đến 15 ngày, các vết loét nhỏ dần và biến mất.
Hình 3: Nhiệt miệng
4. Phân biệt dựa vào tính lây
Sùi mào gà: Do sùi mào gà là bệnh do virus gây ra nên dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác, từ vị trí này sang vị trí khác. Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm
Nhiệt miệng: Nhiệt miệng không phải là bệnh lây. Bệnh xảy ra ở từng cá nhân riêng biệt và chỉ là một dạng bệnh lý thường gặp của cơ thể, do đó dễ xuất hiện và cũng nhanh chóng tự lành. Bệnh nhiệt miệng xảy ra do xây xước cơ học hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng, do đó được xếp vào nhóm bệnh dinh dưỡng.
5. Phân biệt dựa vào tác hại
Sùi mào gà:
- Gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh ngại ngùng, tự ti trong giao tiếp. Lâu dần người bệnh có thể rơi vào trạng thái trầm cảm do xấu hổ cộng với tác động gây đau của các nốt sùi.
- Nói chuyện và ăn trở nên khó khăn khi mắc bệnh ở miệng.
- Bệnh có thể lan ra các vùng xung quang, lan lên mắt, tay, chân, và lan sâu vào trong vòm họng.
- Sùi mào gà khi bong ra gây chảy máu khiến các vi trùng, virus khác có cơ hội xâm nhập và gây viêm nặng hơn.
- Nếu không điều trị kịp thời, nốt sùi lan sâu vào vòm họng, lâu dần có thể gây ung thư vòm họng.
Nhiệt miệng: Nhìn chung, bệnh không gây nguy hiểm như sùi mào gà. Bệnh có thể nhanh chóng lành khi ta điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng
Do 2 bệnh lý này dễ nhầm lẫn với nhau, có thể dẫn đến bệnh nặng mới phát hiện được, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh lý của người bệnh.
Khi phân biệt phân biệt bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng rồi, vậy phương pháp chữa trị bệnh ra sao?
Sùi mào gà ở miệng là triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh chẳng hạn như các mụn sùi mọc ở miệng sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống. Chính vì thế mà chúng ta cần phải điều trị sớm nhất khi có các dấu hiệu của bệnh xuất hiện.
Để điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp đốt laser
Về cơ bản điều trị sùi mào gà ở miệng và các bộ phận khác đều giống nhau. Bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp đốt laser, đốt điện chấm thuốc…đây là các cách đem lại hiệu quả cao cho các bệnh nhân sùi mào gà hiện nay.
Để chữa sùi mào gà ở miệng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc tăng cường miễn dịch và tăng cường đề kháng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh
Sau khi được điều trị bằng các phương pháp trên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê cho các loại thuốc nhằm điều trị hỗ trợ. Các loại thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tái phát, hoặc trong trường hợp bệnh nhân đau thì sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau.
Trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân cần ăn những loại đồ ăn nhẹ các loại thức ăn dễ nuốt . Ăn gì kiêng gì đọc bài viết sau Bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng gì? và chế độ nghỉ ngơi khoa học học nâng cao thể trạng.
Trên đây là một số chia sẻ với bạn đọc về cách phân biệt bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng. Hy vọng có thể hữu ích với bạn đọc và giúp các bạn tránh nhầm lẫn giữa hai căn bệnh có triệu chứng gần giống nhau này.